Tiến triển Chứng_đau_cách_hồi

Chứng đau cách hồi là biểu hiện của bệnh viêm tắc động mạch mạn tính diễn biến từ từ theo nhiều giai đoạn khác nhau. Có nhiều cách phân loại các giai đoạn bệnh. Nhưng chính xác và dễ hiểu nhất là bảng phân loại của Lerich và Fontaine, vì nó đơn giản, dễ áp dụng: Giai đoạn bệnh

Giai đoạn I Không có triệu chứng, không có tổn thương tắc nghẽn đáng kể về mặt huyết động học

Giai đoạn II

- Đau cách hồi nhẹ và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, Đau xuất hiện với khoảng cách đi trên 150 m

- Đau cách hồi nặng gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày, Đau xuất hiện khi đi được dưới 150 m.

Giai đoạn III Đau ngay cả khi nghỉ ngơi, buộc bệnh nhân phải ngồi thõng chân.

Giai đoạn IV

- Hoại tử từng phần chi, loét chi do thiếu máu cục bộ tại chỗ và thiếu máu cục bộ lan toả ở xa

- Hoại tử lan rộng quá bàn chân

Khi bệnh đã ở giai đoạn trễ, tức giai đoạn III và IV, các tổn thương xuất hiện nhiều và điển hình giúp việc chẩn đoán trở nên dễ dàng. Ngược lại ở giai đoạn II, cần phải khám kỹ mới chẩn đoán được. Bệnh nhân có các dấu hiệu cường giao cảm như: vã mồ hôi, lạnh chi, một số bệnh nhân có dấu hiệu tím tái của chi. Rối loạn dinh dưỡng là dấu hiệu rất đặc trưng và là hậu quả của việc thiếu máu nuôi dưỡng chi do tắc động mạch. Trong đó, rối loạn dinh dưỡng được chia làm hai mức độ:

Rối loạn dinh dưỡng nhẹ, bao gồm: Khô da, tróc vẩy, rụng lông, gãy móng, thay đổi màu sắc của da khi thay đổi tư thế của chi như tái nhạt khi giơ cao chi và trở nên đỏ bầm khi hạ chi xuống.

Rối loạn dinh dưỡng nặng: Cơ bị teo, các vết thương ở chi chậm hay không lành, loét đầu chi, hoại tử đầu chi khu trú hay lan rộng.